Thúc đẩy nhân viên nỗ lực và thành công trong nghề nghiệp tại công ty
Khuyến khích chọn đúng nghề và mở rộng công việc
Nếu mọi nhân viên đều hết sức nỗ lực và đang tạo ra kết quả mỗi ngày nhiều hơn cho đơn vị, thì công ty đang trên "đường thành công". Nhưng cũng có nhiều nhân viên ít kinh nghiệm, không có định hướng, phân vân về “công việc mình đang làm có thật sự phù hợp với bản thân hay không?"
Theo tính cách từng người, thông thường tỉ mỉ, cẩn thận nên chọn nghề kế toán; người năng động, sang tạo nên chọn công việc PR, marketing, thiết kế; người mạnh mẽ, thích cạnh tranh nên chọn nghề sale… Khi chọn đúng ngành nghề sở trường họ sẽ hoàn thành công việc tốt hơn. Nhưng do thời gian trôi đi công việc trở lên quen thuộc có phần nhàm chán. Nên cần tạo cơ hội cho mỗi nhân viên mở rộng và làm phong phú thêm công việc của mình bằng nhiều cách như: đào tạo chuyên sâu, khuyến khích nhân thêm nhiệm vụ để mở rộng quan hệ
Cần có “Mục tiêu và kế hoạch cụ thể”
Rất nhiều nhân viên đang làm việc theo cách “tới đâu hay tới đó”, không có kế hoạch định hướng gì cụ thể. Một số khách sẽ lo lắng không biết tương lai mình sẽ đi về đâu. Rõ ràng là định kỳ đề ra mục tiêu nghề nghiệp hoặc hành động là một trọng những kỹ năng cần thết.
Khi đã có mục tiêu, kế hoạch phù hợp năng lực, sở trường và tự soán xét lại những lĩnh vựa không là thế mạnh của mình, mỗi nhân viên sẽ có những điều chỉnh thích hợp, trở leenmanhj mẽ, năng động và sẽ hiêu quả hơn. Thông qua việc hoàn thành tốt công việc được giao, mỗi CBCNV sẽ nâng cao năng lực, có nhiều cơ hội được đào tạo, thu nhập tốt hơn,…
Năng lực và giá trị bản thân quan trọng hơn tiền bạc
Bạn có đồng ý với nhận định này không? Mỗi người trải nghiệp cuộc sống khác nhau sẽ có câu trả lời khác nhau, Nhưng những người “nhiều tuổi nghề” đều công nhân rằng “Nhất nghệ tinh, nhất than vinh”
Để nâng cao năng lực và giá trị bản thân mỗi người đều phải “khổ luyện”. Thông qua việc định hướng và có trọng tâm phấn đấu, rất cần phải thường xuyên tự đánh giá, “định giá lại bản thân” qua các yếu tó như là những “tài sản cộng dồn” của cá nhân: Kiến thức; Kinh nghiệm; Kỹ năng; Tính cách
; Động lực; Sức khỏe; Gia đình; Quan hệ bạn bè, đối tác; cách giao tiếp; Hình thức bên ngoài…
Càng sỡ hữu nhiều “tài sản cộng đồng” có giá trị, thì năng lực và giá trị bản than càng cao, mỗi NV cang dễ dàng đi đến thành công.
Khuyến khích nhân viên “Loại bỏ rào cản và tạo thói quen thành công”
Một số nhân viên tự ti thường có suy nghĩ: “hoàn cảnh tôi kém may mắn”, “giàu nghèo có số”, “cố gắng cũng chẳng ích gì”… Đây cũng là những cách nghĩ tiêu cực và là rào cản lớn, làm nhân viên trở nên kém năng động, kém hiệu quả trong công việc
Không ai là hoàn hảo, nhưng nếu một nhân viên vướng phải nhiều “thói quen xấu” chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Những thói quen tưởng chừng như vô như: đôi lúc đi trễ, lai dai bạn bè,… sẽ gây lãng phí thời gian, ảnh hưởng sức khỏe,… Xem thường những hành vi nhỏ này có thể gây hậu quả to lớn cho nghê nghiệp từng nhân viên. “Hành đọng sẽ tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách tạo nên số phận” của mỗi người.
Thời gian không chờ đợi
Hãy giúp nhân viên hiểu tường tận về bản thân mình để có mục tiêu đúng, năng động thay đổi và kiên trì thực hiện, để đi đến thành công vượt bậc trong nghề nghiệp khác nhau. Một thành công hiện tại dù nhỏ cũng rất quan trọng, sẽ khích lệ mỗi nhân viên nỗ lực để đạt thêm thành công mới tạo ra thói quen luôn phải nỗ lực.
Cuộc sống thay đổi nhanh chóng từng ngày, từng giờ và liên tục tạo ra các cơ hội, khả năng lựa chọn cho mỗi người. “Nếu ngủ 1 giác bạn sẽ thấy hạnh phúc 1 giờ. Nếu đi câu bạn sẽ hạnh phúc 1 ngày. Nếu yêu thích công việc bạn sẽ hạnh phúc 1 tuần. Nếu thừa kế tài sản bạn sẽ hạnh phúc năm. Nếu yêu thích công việc bạn sẽ hạnh phúc suốt đời”. Hãy giúp từng nhân viên nhanh chóng quyết định đi trên con đường nghề nghiệp của mình và chúc họ đạt nhiều thành công mới.
Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam
Võ Văn Hiếu
quản lý nhân lực Tập đoàn ô tô Trường Hải
Động viên nhân viên trong công ty
Tính cách, hành vi của cá nhân:
Từ nhận thức, nhớ, hồi tường, suy nghĩ, làm…
- Cách cá nhân học
- Cách cá nhân xem, nghe, nhìn
- Cách cá nhân nhận xét đúng/ sai
- Cách cá nhân phát triển thông qua các hoạt động, thói quen
- Cách cá nhân phản ứng với sự vật, sự việc, con người: vui , buồn, bực tức, kháng cự…
- Cách cá nhân muốn được khen tặng: muốn được cảm thấy là mình đặc biệt
- Cách cá nhân kỳ vọng, thái độ lúc chán nản.
Cá nhân luôn khác nhau:
- Cá nhân khác nhau khi quê quán, thành phần xuất thân, điều kiện gia đình, nền văn hóa, nếp sống khác nhau.
- Cá nhân có thể trạng tâm lý, sinh lý, tinh thần (trí não) khác nhau thì hành vi khác nhau
- Cá nhân có trình độ, cấp bậc, đẳng cấp, kinh nghiệm, chuyên môn ngành nghề khác nhau…hành vi khác nhau
- Cá nhân có vị trí chức vụ khác nhau: lãnh đạo, quản lý, chuyên môn…thì tâm lý khác nhau
Tóm lại: tất cả mọi người đều khác nhau về nhu cầu, ước muốn, kỳ vọng về cuộc sống …
Các mô hình động viên:
- HERZBEG với "Thỏa mãn – bất mãn”
- Mc CLELLAND với " Nhu cầu cho sự phát triển, thành tựu”
- Mc GREGOR với " Lý thuyết "X”, Lý thuyết "Y”
- Lý thuyết Nhật: JAPAN STYLE , LÝ THUYẾT "Z”
- MASLOW với 5 bước nhu cầu
1. HERZBEG với "Thỏa mãn – bất mãn”
2. Mc GREGOR với " Lý thuyết "X”, Lý thuyết "Y” , dẫn đến lý thuyết Nhật: LÝ THUYẾT "Z”
Thuyết X:
- Cá nhân không thích làm việc
- Cá nhân có khuynh hướng chỉ làm khi bị ép buộc và bị kiểm soát chặt chẽ
- Cá nhân muốn được nói , được bảo làm cái gì…và cứ thế làm… né tránh trách nhiệm.
Động viên họ:
- Có những kỹ luật đi kèm
- Cung cấp cho họ nhu cầu an toàn tương lai (đảm bảo công việc lâu dài)…để khuyến khích họ
- Có những tưởng thưởng , khuyến khích họ (tiền, cho học nâng cao …)
Thuyết Y:
- Cá nhân có thể tự tìm thấy yêu thích công việc
- Cá nhân tự nguyện làm để đạt đựơc các mục đích của công ty, tổ chức
- Cá nhân làm và tự chịu trách nhiệm
- Cá nhân có tính sáng tạo cao, đầu óc cầu thị, ham học hỏi , lăn xả với công việc.
Động viên:
- Giao cho những công việc có tính thử thách
- Tạo cơ hội cho họ bước lên những nấc thang nhu cầu cao hơn (Tự thể hiện và nắm lấy quyền lực)
- Giúp họ thêm tính sáng tạo và cảm thấy gần đạt được mục đích và có tiến triển trong công việc
- Tiền, hoặc các lớp , khóa học nâng trình độ (chuyên môn, quản lý…)
JAPANESE STYLE , LÝ THUYẾT "Z”:
- Để một nhóm người có năng lực tạo ra lực lượng chủ chốt
- Tạo ra mối quan hệ phối hợp các cá nhân lại với nhau để đạt được mục tiêu của nhóm, của tổ chức
- Tạo ra bầu không khí thân mật nơi làm việc như trong gia đình
- Tạo ra nếp làm việc suốt đời cho công ty (con cái được ưu tiên tuyển dụng , được có học bổng)
- Sắp xếp di chuyển nhiều vị trí công việc khác nhau trước khi đề bạt thăng tiến
- Làm việc với nhau như một nhóm
- Cùng nhau suy nghĩ, chia sẻ và giải quyết vấn đề
- Cơ hội để làm những công việc khác nhau
- Cùng nhau phát hiện, tìm ra các biện pháp cải tiến công việc tốt hơn
3. Mc CLELLAND " Nhu cầu cho sự phát triển, thành tựu”
Những tính cách tạo tiền đề cho sự phát triển:
- Thiết lập và làm theo mục tiêu đã thống nhất
- Đối mặt với thử thách, vấn đề, không rời bỏ sự thay đổi
- Sẵn lòng đón nhận rủi ro
- Tập trung nhiều hơn vào sự thành đạt của cá nhân nhiều hơn là sự khen tụng
- Quan tâm đến sự phản hồi thông tin trên những hoạt động đã và đang diễn ra
- Suy nghĩ đến những điều tốt hơn
- Thường là những người sinh ra từ tầng lớp trung lưu và là con đầu
4. 5 bước nhu cầu Maslow
5. TIỀN… một nhân tố động viên:
- Thỏa mãn trước mắt cho 2 nhu cầu cơ bản : vật chất và an toàn tương lai
- Thỏa mãn một phần cho nhu cầu cao hơn: Xã hội và tự thể hiện
- Là một biểu hiện của sự quyền lực
- Là một biểu hiện của sự công nhận/ đựợc công nhận
- Là một biểu hiện của sự thành đạt/ thành tựu đạt đựơc
Tính cách nhóm:
Ưu điểm
- Nhóm hình thành một cấu trúc xã hội thu nhỏ
- Nhóm sẽ tự lựa chọn 1 trưởng nhóm
- Nhóm sẽ ảnh hưởng hành vi cá nhân nhiều hơn người quản lý
- Nhóm sẽ phản ứng đối với những thay đổi tiềm ẩn theo một cách không dự đoán được, không lường trước được.
- Năng suất nhóm sẽ tăng khi những thành viên trong nhóm tham gia ra quyết định để giải quyết vấn đề tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhược điểm:
- Nhóm, vì để hòa bình, vĩ hòa di quý, sẽ có những quyết định xấu
- Nhóm họat động lâu dễ có những công việc tẻ nhạt cần tác động qua lại của những thành viên khác nhóm
- Nhóm có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng lên cá nhân khi giải quyết vấn đề
- Nhóm từ những bộ phận khác nhau có thể mâu thuẫn với nhau trong khi giải quyết vấn đề chung (mâu thuẫn lợi ích cục bộ)
Trưởng nhóm và hoạt động tổ chức:
Nhấn mạnh tập thể hơn là cá nhân
- Lãnh đạo dựa vào nhóm:
+ Thiết lập mục tiêu cần đạt đến
+ Chuẩn hóa, vạch ra lộ trình, các kỹ thuật, công cụ hỗ trợ cần thiết
+ Thông tin bên ngoài và sự phối hợp bên trong nhóm
+ Phản ứng lại với những lệch lạc để điều chỉnh hành vi, thách thức
+ Để nâng cao hiệu quả, năng suất và hướng nhóm đến hoạt động có mục tiêu, cần đối mặt và ảnh hưởng thay đổi các mâu thuẫn….Tạo ra các yêu tố bức thiết, kích thích phát triển, kích thích sáng kiến…(khó thực hiện, và phải khéo léo)
- Lãnh đạo nhóm QLDA:
+ Huấn luyện và kèm cặp
+ Tham gia vào các nội dung QLDA
+ Giao tiếp tốt giữa các thành viên trong PMU, giao tiếp tốt với bên ngoài
+ Cam kết thực hiện những mục tiêu có lợi cho cả Công ty và nhân viên
+ Chia sẻ nhận thức, trách nhiệm với cả PMU để họ cùng thực hiện
St
0 nhận xét :
Đăng nhận xét